None

Những câu hỏi phỏng vấn nhà tuyển dụng thường "bẫy" ứng viên

 Trong mỗi buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn chuẩn bị kỹ lưỡng những câu hỏi hóc búa nhằm chọn được ứng viên sáng giá. Đôi khi những câu hỏi đơn giản, không liên quan đến vị trí ứng tuyển nhưng lại giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên toàn diện.

1. Tại sao bạn ứng tuyển vào công ty chúng tôi?

Câu hỏi này được bắt gặp thường xuyên trong các buổi phỏng vấn. Thoạt nghe, đây là câu hỏi thông thường. Nhưng đừng vội đánh giá câu hỏi dễ trả lời qua loa như “ Công ty tuyển vị trí tôi đang tìm kiếm” sẽ khiến bạn mất điểm ngay trong mắt nhà tuyển dụng. Bởi khi đặt câu hỏi này, người hỏi đang muốn kiểm tra xem bạn đã tìm hiểu và có tâm đắc gì về công ty. Một ứng viên sắc sảo sẽ luôn tìm hiểu thông tin công ty trước khi ứng tuyển. Điều này cho thấy bạn có khả năng tìm kiếm, phân tích và nhiệt huyết ở vị trí công việc đang ứng tuyển.

Đối với câu hỏi này, bạn nên tìm hiểu trước mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh của công ty để có câu trả lời phù hợp. Sự khôn khéo trong việc phân tích ra mục tiêu công ty đang hướng tới tương quan với giá trị và mong muốn của mình sẽ khiến bạn trở lên sáng giá hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

2.Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty hiện tại?

Chắc hẳn, bạn đã không ít lần bắt gặp những câu hỏi về lý do nghỉ việc. Đây là vấn đề tế nhị nhưng bạn từ chối trả lời sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá thái độ phỏng vấn của bạn. Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng chỉ muốn tìm hiểu vấn đề bạn gặp ở công ty cũ và liệu vấn đề đó sẽ lặp lại hay không.

Trường hợp này, câu trả lời không khôn khéo sẽ để lại nổi nghi ngờ hoặc thậm chí là mất cơ hội làm việc tại công ty mới. Bạn không được nói xấu công ty cũ hoặc đưa ra lý do phóng đại đi xa thực tế. Bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng và mong muốn hướng về phía trước của bạn, cụ thể như:

Công ty cũ đã cho tôi nhiều kinh nghiệm đáng quý. Tuy nhiên, qua tìm hiểu; tôi thấy được lộ trình và mục tiêu phát triển của quý công ty phù hợp với mong muốn của tôi hơn. Tôi tin chắc với những kinh nghiệm và sự dẫn dắt của công ty sẽ giúp tôi có cơ hội phát triển nghề nghiệp hơn hiện tại. Đó là lý do tôi có mặt ở buổi phỏng vấn này.

Câu trả lời xúc tích vừa tôn trọng công ty cũ vừa đi thẳng vào vấn đề sẽ là cách ứng xử khôn ngoan nhất dành riêng cho bạn.

3.Tại sao chúng tôi nên chọn bạn thay vì ứng viên khác ?

Sau quá trình trao đổi về công việc, nhiều nhà tuyển dụng thường đặt ra câu hỏi này cho ứng viên. Thông thường, câu hỏi này cho thấy nhà tuyển dụng đang phân vân giữa bạn và ứng viên tiềm năng khác. Khi nhà tuyển dụng muốn “nhường sân” để bạn thể hiện, đây là cơ hội cũng chứa đầy thách thức để chính bạn thuyết phục nhà tuyển dụng chọn mình.

Để tự xoay chuyển tình thế và giúp mình trở nên “khác” hơn trong số lựa chọn, bạn cần phân tích điểm nổi bật của mình và thể hiện sự nhiệt huyết đối với vị trí ứng tuyển. Ngoài những kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp với yêu cầu; tinh thần cầu việc và thái độ tích cực sẽ giúp bạn chinh phục được nhà tuyển dụng khó tính nhất.

4. Bạn làm thế nào để xác định một ứng viên phù hợp với vị trí?

CV thường là tài liệu đầu tiên mà nhà tuyển dụng tiềm năng xem xét khi sàng lọc ứng viên để đưa ra lời mời phỏng vấn. Thế nên, nơi bạn nên bắt đầu đánh giá ứng viên chính là CV xin việc. Câu trả lời của bạn có thể như sau:

“Tôi luôn so sánh bằng cấp trong CV với các yêu cầu được liệt kê trong tin tuyển dụng để đảm bảo rằng ít nhất ứng viên có trình độ học vấn và kinh nghiệm cần thiết. Nếu đáp ứng điều này, tôi sẽ kiểm tra xem họ có các kỹ năng hoặc kinh nghiệm không bắt buộc nhưng sẽ giúp họ làm việc hiệu quả hơn hay không và sau đó mời họ đến phỏng vấn trực tiếp để đánh giá mức độ hòa hợp với văn hóa và giá trị của công ty”.

5. Khi sàng lọc ứng viên, những tín hiệu nào sẽ thúc đẩy bạn tiếp tục hoặc kết thúc hoàn toàn quá trình phỏng vấn?


Đây là câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng khá thú vị để nhà tuyển dụng kiểm tra về phong cách làm việc, sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp cũng như độ “nhạy” của bạn trong công việc. Thế nên, bạn cần có câu trả lời cụ thể, chẳng hạn như:

“Bất cứ khi nào sàng lọc ứng viên, tôi đều có một danh sách các câu hỏi do người quản lý hoặc tôi tự tạo ra. Điều quan trọng là cố gắng đánh giá tính cách của ứng viên. Ví dụ, nếu tuyển dụng nhân viên kinh doanh, tôi sẽ không muốn tiếp tục với ứng viên giao tiếp kém. Mặt khác, nếu ứng viên thực sự hào hứng với công việc, điều đó khiến họ có nhiều khả năng được chọn vào vòng tiếp theo.”

“Hoàn thành buổi phỏng vấn tuyệt vời là chìa khóa để nhận được công việc mơ ước và thực hành các câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng giúp bạn có sự chuẩn bị chu đáo.”

6. Bạn sẽ đối mặt với những thất bại hàng ngày như thế nào?

Thất bại là thực tế không thể tránh khỏi khi làm việc trong mảng tuyển dụng (và bất kỳ ngành nào khác), nhưng cách xử lý chuyên nghiệp là chìa khóa tạo nên thành công. Nhà tuyển dụng muốn thấy rằng bạn nhận thức được thực tế này đồng thời bạn sẽ kiên cường vượt qua thử thách và tiến về phía trước một cách tích cực.

Đây là câu trả lời bạn có thể tham khảo: “Tôi luôn sống theo châm ngôn rằng không ai là hoàn hảo, vì vậy tôi tương đối thoải mái khi nhận trách nhiệm về những thiếu sót của mình. Cách tiếp cận của tôi là tìm đến các đồng nghiệp làm công việc tương tự để xin gợi ý về cách cải thiện và tránh lặp lại trong tương lai.”

7. Chúng tôi không phải là một công ty nổi tiếng và không thể cung cấp cho nhân viên những phúc lợi giống như một số đối thủ cạnh tranh. Vậy bạn làm gì để thu hút các ứng viên chất lượng?

Nói một cách thẳng thắn, lương thưởng vẫn là yếu tố quyết định số một đối với người tìm việc, đặc biệt là những nhân tài có bằng cấp từ các trường đại học danh giá. Nhưng bạn vẫn có nhiều cách khác để thu hút các ứng viên hàng đầu bằng cách săn tìm khi họ còn ở trường đại học, cung cấp các chương trình thực tập trả lương, tham gia hội chợ việc làm, sự kiện tuyển dụng và nói chuyện trực tiếp với mọi người. Điều này chắc chắn mang lại kết quả tốt hơn so với việc chỉ đăng tin trên các mạng xã hội.

Và tất nhiên, bạn cũng có thể nói về việc phát hiện và đầu tư vào những “viên kim cương thô”. Có nhiều ứng viên không có thành tích học tập “khủng” hay CV xuất sắc nhưng có trí thông minh cũng như thái độ đúng mực, và với việc huấn luyện cộng thêm một chút may mắn, họ có thể trở thành tài sản thực sự của công ty.

8. Giả sử bạn tìm được hai ứng viên tiềm năng nhưng không ai trong số họ phản hồi email của bạn, bạn sẽ làm gì?

Một lần nữa, đây là tình huống phổ biến có thể xảy ra trong công việc của bạn, vì vậy cần chuẩn bị để trả lời câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng này một cách hiệu quả nhất.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói rằng sẽ cố gắng liên hệ với hai ứng viên theo cách cá nhân hơn. Nếu họ không trả lời email hoặc điện thoại, bạn có thể kết nối với họ qua mạng xã hội. Tuy nhiên, họ vẫn có thể từ chối hoặc không quan tâm bất kể lời đề nghị của bạn là gì. Lúc này, bạn cần có hướng đi khác như mở rộng phạm vi tìm kiếm hoặc cố gắng giảm bớt các yêu cầu công việc. Dù bằng cách nào, bạn cũng cần cho thấy mình sẽ không bỏ cuộc mà ngược lại, sẽ tiếp tục cố gắng cho đến khi tìm được đúng người.

9. Bạn sẽ hỏi tôi điều gì nếu bạn là người phỏng vấn?

Đây là cơ hội tốt để thể hiện những ý tưởng mà bạn có cho công ty ứng tuyển. Hãy đặt những câu hỏi thể hiện sự hiểu biết về kiểu ứng viên họ cần và những điểm khó khăn hiện tại của họ. Ví dụ, nếu công ty đang cố gắng tận dụng dữ liệu để tối ưu hóa quá trình kinh doanh, bạn cần xem “ứng viên giả định” có kinh nghiệm về báo cáo và phân tích hay không hoặc họ có kế hoạch gì để đo lường hiệu quả tốt hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi về cách ứng viên sẽ giúp cải thiện sự gắn bó của nhân viên hoặc một chủ đề nóng hổi nào đó trong bộ phận nhân sự - chỉ cần đảm bảo giải thích lí do tại sao bạn cho rằng điều đó có giá trị.

theo HRinsider - Career Link -

0 nhận xét:

Đăng nhận xét