None

Kiếm tiền online - Bài 1: Khảo sát trực tuyến với InfoQ VN

Bạn muốn kiếm thêm thu nhập? Bạn muốn $1000 đô mỗi tháng? Bạn muốn làm việc tại nhà? Bạn muốn thu nhập thu động? Bạn muốn công việc tự do về thời gian? Mình từng tò mò về các lời rao hấp dẫn này và lân lê mày mò làm theo từng hướng dẫn một, hy vọng có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Nhưng ...

Website và ứng dụng nghe radio trực tuyến - Bài 1: Mobiradio

Mình có thói quen vừa nghe tin tức vào buổi sáng, vừa tập thể dục hoặc làm việc nhà. Do di chuyển tới lui nhiều nên mình hay nghe bằng điện thoại. Mình thử qua nhiều ứng dụng và website nên muốn bắt đầu một series giới thiệu một số ứng dụng và website mà mình từng sử dụng qua..

Những câu hỏi phỏng vấn nhà tuyển dụng thường "bẫy" ứng viên

 Trong mỗi buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn chuẩn bị kỹ lưỡng những câu hỏi hóc búa nhằm chọn được ứng viên sáng giá. Đôi khi những câu hỏi đơn giản, không liên quan đến vị trí ứng tuyển nhưng lại giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên toàn diện.

1. Tại sao bạn ứng tuyển vào công ty chúng tôi?

Câu hỏi này được bắt gặp thường xuyên trong các buổi phỏng vấn. Thoạt nghe, đây là câu hỏi thông thường. Nhưng đừng vội đánh giá câu hỏi dễ trả lời qua loa như “ Công ty tuyển vị trí tôi đang tìm kiếm” sẽ khiến bạn mất điểm ngay trong mắt nhà tuyển dụng. Bởi khi đặt câu hỏi này, người hỏi đang muốn kiểm tra xem bạn đã tìm hiểu và có tâm đắc gì về công ty. Một ứng viên sắc sảo sẽ luôn tìm hiểu thông tin công ty trước khi ứng tuyển. Điều này cho thấy bạn có khả năng tìm kiếm, phân tích và nhiệt huyết ở vị trí công việc đang ứng tuyển.

Đối với câu hỏi này, bạn nên tìm hiểu trước mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh của công ty để có câu trả lời phù hợp. Sự khôn khéo trong việc phân tích ra mục tiêu công ty đang hướng tới tương quan với giá trị và mong muốn của mình sẽ khiến bạn trở lên sáng giá hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

2.Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty hiện tại?

Chắc hẳn, bạn đã không ít lần bắt gặp những câu hỏi về lý do nghỉ việc. Đây là vấn đề tế nhị nhưng bạn từ chối trả lời sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá thái độ phỏng vấn của bạn. Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng chỉ muốn tìm hiểu vấn đề bạn gặp ở công ty cũ và liệu vấn đề đó sẽ lặp lại hay không.

Trường hợp này, câu trả lời không khôn khéo sẽ để lại nổi nghi ngờ hoặc thậm chí là mất cơ hội làm việc tại công ty mới. Bạn không được nói xấu công ty cũ hoặc đưa ra lý do phóng đại đi xa thực tế. Bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng và mong muốn hướng về phía trước của bạn, cụ thể như:

Công ty cũ đã cho tôi nhiều kinh nghiệm đáng quý. Tuy nhiên, qua tìm hiểu; tôi thấy được lộ trình và mục tiêu phát triển của quý công ty phù hợp với mong muốn của tôi hơn. Tôi tin chắc với những kinh nghiệm và sự dẫn dắt của công ty sẽ giúp tôi có cơ hội phát triển nghề nghiệp hơn hiện tại. Đó là lý do tôi có mặt ở buổi phỏng vấn này.

Câu trả lời xúc tích vừa tôn trọng công ty cũ vừa đi thẳng vào vấn đề sẽ là cách ứng xử khôn ngoan nhất dành riêng cho bạn.

3.Tại sao chúng tôi nên chọn bạn thay vì ứng viên khác ?

Sau quá trình trao đổi về công việc, nhiều nhà tuyển dụng thường đặt ra câu hỏi này cho ứng viên. Thông thường, câu hỏi này cho thấy nhà tuyển dụng đang phân vân giữa bạn và ứng viên tiềm năng khác. Khi nhà tuyển dụng muốn “nhường sân” để bạn thể hiện, đây là cơ hội cũng chứa đầy thách thức để chính bạn thuyết phục nhà tuyển dụng chọn mình.

Để tự xoay chuyển tình thế và giúp mình trở nên “khác” hơn trong số lựa chọn, bạn cần phân tích điểm nổi bật của mình và thể hiện sự nhiệt huyết đối với vị trí ứng tuyển. Ngoài những kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp với yêu cầu; tinh thần cầu việc và thái độ tích cực sẽ giúp bạn chinh phục được nhà tuyển dụng khó tính nhất.

4. Bạn làm thế nào để xác định một ứng viên phù hợp với vị trí?

CV thường là tài liệu đầu tiên mà nhà tuyển dụng tiềm năng xem xét khi sàng lọc ứng viên để đưa ra lời mời phỏng vấn. Thế nên, nơi bạn nên bắt đầu đánh giá ứng viên chính là CV xin việc. Câu trả lời của bạn có thể như sau:

“Tôi luôn so sánh bằng cấp trong CV với các yêu cầu được liệt kê trong tin tuyển dụng để đảm bảo rằng ít nhất ứng viên có trình độ học vấn và kinh nghiệm cần thiết. Nếu đáp ứng điều này, tôi sẽ kiểm tra xem họ có các kỹ năng hoặc kinh nghiệm không bắt buộc nhưng sẽ giúp họ làm việc hiệu quả hơn hay không và sau đó mời họ đến phỏng vấn trực tiếp để đánh giá mức độ hòa hợp với văn hóa và giá trị của công ty”.

5. Khi sàng lọc ứng viên, những tín hiệu nào sẽ thúc đẩy bạn tiếp tục hoặc kết thúc hoàn toàn quá trình phỏng vấn?


Đây là câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng khá thú vị để nhà tuyển dụng kiểm tra về phong cách làm việc, sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp cũng như độ “nhạy” của bạn trong công việc. Thế nên, bạn cần có câu trả lời cụ thể, chẳng hạn như:

“Bất cứ khi nào sàng lọc ứng viên, tôi đều có một danh sách các câu hỏi do người quản lý hoặc tôi tự tạo ra. Điều quan trọng là cố gắng đánh giá tính cách của ứng viên. Ví dụ, nếu tuyển dụng nhân viên kinh doanh, tôi sẽ không muốn tiếp tục với ứng viên giao tiếp kém. Mặt khác, nếu ứng viên thực sự hào hứng với công việc, điều đó khiến họ có nhiều khả năng được chọn vào vòng tiếp theo.”

“Hoàn thành buổi phỏng vấn tuyệt vời là chìa khóa để nhận được công việc mơ ước và thực hành các câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng giúp bạn có sự chuẩn bị chu đáo.”

6. Bạn sẽ đối mặt với những thất bại hàng ngày như thế nào?

Thất bại là thực tế không thể tránh khỏi khi làm việc trong mảng tuyển dụng (và bất kỳ ngành nào khác), nhưng cách xử lý chuyên nghiệp là chìa khóa tạo nên thành công. Nhà tuyển dụng muốn thấy rằng bạn nhận thức được thực tế này đồng thời bạn sẽ kiên cường vượt qua thử thách và tiến về phía trước một cách tích cực.

Đây là câu trả lời bạn có thể tham khảo: “Tôi luôn sống theo châm ngôn rằng không ai là hoàn hảo, vì vậy tôi tương đối thoải mái khi nhận trách nhiệm về những thiếu sót của mình. Cách tiếp cận của tôi là tìm đến các đồng nghiệp làm công việc tương tự để xin gợi ý về cách cải thiện và tránh lặp lại trong tương lai.”

7. Chúng tôi không phải là một công ty nổi tiếng và không thể cung cấp cho nhân viên những phúc lợi giống như một số đối thủ cạnh tranh. Vậy bạn làm gì để thu hút các ứng viên chất lượng?

Nói một cách thẳng thắn, lương thưởng vẫn là yếu tố quyết định số một đối với người tìm việc, đặc biệt là những nhân tài có bằng cấp từ các trường đại học danh giá. Nhưng bạn vẫn có nhiều cách khác để thu hút các ứng viên hàng đầu bằng cách săn tìm khi họ còn ở trường đại học, cung cấp các chương trình thực tập trả lương, tham gia hội chợ việc làm, sự kiện tuyển dụng và nói chuyện trực tiếp với mọi người. Điều này chắc chắn mang lại kết quả tốt hơn so với việc chỉ đăng tin trên các mạng xã hội.

Và tất nhiên, bạn cũng có thể nói về việc phát hiện và đầu tư vào những “viên kim cương thô”. Có nhiều ứng viên không có thành tích học tập “khủng” hay CV xuất sắc nhưng có trí thông minh cũng như thái độ đúng mực, và với việc huấn luyện cộng thêm một chút may mắn, họ có thể trở thành tài sản thực sự của công ty.

8. Giả sử bạn tìm được hai ứng viên tiềm năng nhưng không ai trong số họ phản hồi email của bạn, bạn sẽ làm gì?

Một lần nữa, đây là tình huống phổ biến có thể xảy ra trong công việc của bạn, vì vậy cần chuẩn bị để trả lời câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng này một cách hiệu quả nhất.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói rằng sẽ cố gắng liên hệ với hai ứng viên theo cách cá nhân hơn. Nếu họ không trả lời email hoặc điện thoại, bạn có thể kết nối với họ qua mạng xã hội. Tuy nhiên, họ vẫn có thể từ chối hoặc không quan tâm bất kể lời đề nghị của bạn là gì. Lúc này, bạn cần có hướng đi khác như mở rộng phạm vi tìm kiếm hoặc cố gắng giảm bớt các yêu cầu công việc. Dù bằng cách nào, bạn cũng cần cho thấy mình sẽ không bỏ cuộc mà ngược lại, sẽ tiếp tục cố gắng cho đến khi tìm được đúng người.

9. Bạn sẽ hỏi tôi điều gì nếu bạn là người phỏng vấn?

Đây là cơ hội tốt để thể hiện những ý tưởng mà bạn có cho công ty ứng tuyển. Hãy đặt những câu hỏi thể hiện sự hiểu biết về kiểu ứng viên họ cần và những điểm khó khăn hiện tại của họ. Ví dụ, nếu công ty đang cố gắng tận dụng dữ liệu để tối ưu hóa quá trình kinh doanh, bạn cần xem “ứng viên giả định” có kinh nghiệm về báo cáo và phân tích hay không hoặc họ có kế hoạch gì để đo lường hiệu quả tốt hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi về cách ứng viên sẽ giúp cải thiện sự gắn bó của nhân viên hoặc một chủ đề nóng hổi nào đó trong bộ phận nhân sự - chỉ cần đảm bảo giải thích lí do tại sao bạn cho rằng điều đó có giá trị.

theo HRinsider - Career Link -

Những câu nói “đại kỵ” khi giao tiếp với trong công sở

Dù nóng giận đến mấy, bạn cũng tuyệt đối đừng nói 11 điều sau nếu không muốn phải tìm công việc mới:

“Điều đó không thể thực hiện được”

Đây là một câu nói mà không nhà quản lý nào muốn nghe từ miệng nhân viên của mình.

Khi chúng ta thực sự muốn thực hiện một điều gì đó thì chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ ra cách để hoàn thành nó. Khi bắt tay vào thực hiện thì giải pháp mới thực sự xuất hiện, đó mới chính là chìa khóa cho sự đổi mới chứ không phải sự dập tắt nỗ lực từ ban đầu.

“Chúng ta đã luôn luôn làm theo cách này”

Các nhà quản lý thường muốn nhân viên của mình tham gia vào cuộc đối thoại cởi mở. Tuy nhiên, cụm từ “Chúng ta đã luôn luôn làm theo cách này” là một điều các sếp thực sự không thích nghe. Cụm từ này trái ngược với các giá trị của một nền văn hoá làm việc cộng tác và cởi mở, sẵn sàng tiếp thu ý kiến để thay đổi cho tốt hơn.

“Nếu tôi không được tăng lương, tôi sẽ nghỉ việc”

Bạn không nên đe dọa người quản lý của bạn cho dù bạn có thể nghĩ rằng việc này sẽ thành công. Sếp bạn cũng có thể nghĩ rằng: Okay, nếu bạn muốn thì bạn cứ việc nghỉ việc. Rõ ràng bạn sẽ gặp bất lợi trong tình thế này, vì vậy hãy thận trọng và khôn khéo trong cách ứng xử để không phải hối hận khi hành động thiếu khôn ngoan.


“Tôi đã quyết định thay đổi một công việc mới vì tôi không hài lòng với công việc ở đây”

Nếu không tìm thấy niềm vui và tương lai trong công việc, đừng vội trách móc người quản lý của bạn vì có thể do chính bạn chưa nỗ lực và cởi mở với họ. Sẽ rất không công bằng nếu bạn không cho người quản lý cơ hội sửa chữa vấn đề hoặc giúp nhân viên tìm ra vai trò mới trong tổ chức.

Điều quan trọng là phải cho ông chủ của bạn có cơ hội làm mọi thứ để đáp ứng nhu cầu của bạn trước khi bạn quyết định từ bỏ công việc. Hầu hết các nhà quản lý cũng muốn nhân viên của mình chia sẻ những vấn đề của họ sớm hơn trước khi đi đến quyết định bỏ việc.

“Tôi bị quá tải trong công việc”

Dù bạn gắn bó với nơi làm việc và tỏ ra thân thiết với nhà quản lý của mình nhưng cũng đừng vì thể mà tỏ ra thiếu chuyên nghiệp trong cách ứng xử của mình, bởi vì họ vẫn là giám sát của bạn và nơi làm việc cũng cần có sự nghiêm túc. Nếu trễ deadline hay bị quá tải, hãy tự tìm cách sắp xếp để hoàn thành đúng trách nhiệm được giao thay vì phàn nàn với sếp.

“Tôi nên làm gì?”

Khi gặp bất cứ vấn đề nào cần hỏi người quản lý, bạn hãy tìm hiểu kỹ những gì cần hỏi hoặc tìm trước những giải pháp để trình bày với các sếp chứ không nên hỏi họ rằng bạn nên làm gì.

“Chúng ta đã không đạt được mục tiêu bởi vì …”
Biện hộ sẽ không giúp bạn có được bất cứ thứ gì mà bạn muốn. Câu này thường xuất phát từ các công ty hoặc nhân viên thất bại, và họ thường đổ lỗi cho sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ, thời tiết, tính thời vụ và một danh sách các lý do khác. Hãy giải quyết các vấn đề ngay khi bạn nhận ra chúng, thay vì đợi đến khi thất bại mới viện lý do.

“Tôi chán!”

Một người quản lý có thể thấy sự ‘buồn chán’ của bạn trong công việc và họ sẵn sàng gửi một lá thư cảnh báo rằng bạn đang kéo tinh thần cả đội đi xuống. Nếu bạn đang gặp một vấn đề nào đó khiến bạn cảm thấy chán, hãy học cách tìm ra giải pháp và đưa ra ý kiến cải tiến công việc cho người quản lý để nhờ sự hỗ trợ từ họ. Biết đâu nó sẽ giúp bạn làm việc tốt hơn và bạn sẽ nhận được sự đánh giá cao từ họ.

“Tôi không muốn làm việc cùng anh ấy / cô ấy”

Mâu thuẫn cá nhân là điều không tránh khỏi ở nơi làm việc, nhưng đừng nói với sếp của bạn rằng bạn không thể làm việc với ai đó trong tổ chức, mà điều quan trọng trước tiên bạn cần làm là giải quyết xung đột.

Nếu bạn gặp vấn đề nghiêm trọng khi bị quấy rối ở nơi làm việc, hãy báo cáo với bộ phận nhân sự của công ty để được hỗ trợ. Nhưng nếu chỉ do cảm tính không thích đồng nghiệp của bạn, đừng dựa vào sếp để làm trọng tài và khiến mọi việc trở nên phức tạp hơn.

Điều này làm cho các nhà lãnh đạo gặp khó khăn. Họ sẽ nghĩ bạn đang đưa ra yêu sách: Người đó và tôi, anh chọn ai? Nếu làm điều đó, bạn đã đặt mình vào nguy cơ bị mất việc. Thay vào đó, hãy dành thời gian để tìm hiểu về những người bạn cùng làm việc – có thể là về cá nhân, sở thích của họ để tìm ra những điểm chung giúp làm việc tốt hơn, điều này cũng thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn. Bạn có thể làm việc với bất cứ ai nếu bạn học cách giao tiếp có hiệu quả.

“Ôi trời ơi, sẽ có nhiều việc để làm lắm đấy!”

Không ai muốn có những người nhân viên luôn than phiền. Các nhà quản lý mong đợi thái độ tích cực từ nhân viên của họ hơn là những lời than phiền, bởi vì đây là công việc của họ và họ được trả lương để làm công việc này.

“Đó không phải là công việc của tôi”

Tuyệt đối đừng nói điều này nếu bạn không muốn đặt sếp trong tình trạng khó xử khi yêu cầu bạn làm điều gì đó. Ngay cả khi nó không phải là công việc của bạn, nhà quản lý vẫn không muốn nghe bạn thẳng thắn từ chối. Bạn có thể bị kiệt sức vì làm quá nhiều công việc nhưng câu nói này là điều không thể chấp nhận được từ góc độ quản lý. Nghe có vẻ khó khăn, nhưng điều đó thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và tinh thần không hợp tác trong công việc.

Ngay cả khi một nhiệm vụ đó không phải là một phần công việc của bạn, hãy giữ một thái độ cởi mở. Điều quan trọng khi làm việc tập thể là sự cân bằng, hỗ trợ lẫn nhau để trở thành một công ty mạnh mẽ và đoàn kết hơn. Điều quan trọng là nhân viên có thể “xắn tay áo” sẵn sàng tham gia bất cứ việc gì, ngay cả khi việc đó có thể khác một chút so với công việc hàng ngày của họ.

— HR Insider/ Theo Business Insider —